Tự truyện Ancelotti: Đặt PSG vào bệ phóng thành công

Carlo Ancelotti đến Paris, tổ chức lại đội bóng và thực hiện quyết định lớn - trao quyền chỉ huy cho Ibrahimovic. Ông chia sẻ về thời kỳ này trong tự truyện "Lãnh đạo tĩnh lặng".

Paris Sain Germain (PSG) muốn đổi đời sau khi chuyển quyền sở hữu cho tập đoàn đầu tư thể thao của Qatar, đứng đầu là Nasser Al-Khelaifi. Họ muốn tìm một HLV để nâng đội bóng lên tầm cao mới, đặc biệt là ở Champions League.

Từng vô địch Champions League, tất nhiên tên tôi phải được tính đến. Nhưng người ta vẫn cảm thấy ngạc nhiên khi PSG công bố tôi là tân HLV của họ, bởi khi ấy đang là tháng 12 và CLB đang dẫn đầu Ligue 1.

PSG không hề phỏng vấn hay hỏi han gì tôi, như Mike Forde từng làm ở Chelsea. Họ chả buồn tham khảo xem phong cách huấn luyện, triết lý và Ban huấn luyện của tôi gồm những ai. Có lẽ vì Giám đốc Điều hành của họ khi ấy là một người quen cũ của tôi ở Milan: Leonardo.

PSG, thông qua Giám đốc Điều hành Leonardo (phải), hiểu rõ tài năng, cốt cách của Ancelotti (trái) và chọn ông cho sứ mệnh nâng tầm đội bóng.


PSG là một thử thách mới với tôi. Họ nuôi tham vọng trở thành một đội bóng hàng đầu của châu lục trong vòng hai đến ba năm. Nhiệm vụ của tôi là giúp họ đạt đến mục tiêu ấy.

Tôi đến CLB vào tháng 12/2011, tức là ngay giữa mùa bóng. Khi được bổ nhiệm giữa chừng như thế, bạn rất khó để tìm mối liên kết với các thành viên trong Ban huấn luyện cũ. Trong bóng đá, thời gian làm việc cạnh nhau có ý nghĩa rất quan trọng. Đấy là lý do những HLV lớn luôn tránh việc nhảy vào giữa chừng chiến dịch. Họ không có thời gian để truyền đạt ý tưởng của mình.

Rồi tôi mau chóng nhận ra một điều: tổ chức ở PSG không tốt. Thế là tôi phải bố trí người của mình vào. Thế là tôi bổ nhiệm Paul Clement làm trợ lý, cùng với một HLV thể lực mới, những chuyên gia phân tích mới. Ở Chelsea, tôi có một đội ngũ chuyên gia tin cậy cho hầu hết những hạng mục quan trọng. Ở PSG, mọi thứ gần như phải chạy lại từ đầu.

Không chỉ Ban huấn luyện cần phải thu xếp lại, bản thân chính CLB cũng khác xa với Milan hay Chelsea, nơi mọi thứ đâu vào đó rất quy củ. PSG nom giống những CLB mà tôi khởi nghiệp HLV nhiều hơn là một CLB lớn.

Có một lần, chúng tôi di chuyển ra khỏi Paris cho một trận đấu sân khách vào thứ Năm. Một người đại diện cho CLB mới đến hỏi là chúng tôi muốn dùng gì cho bữa tối Chủ Nhật.

- Các ông muốn cá hồi hay gà?

- Cái gì? Đến tận bây giờ mới hỏi ư? Tôi tưởng mọi thứ đã đâu vào đó cả rồi.

PSG có rất nhiều tiền, nhưng chưa có văn hoá và những nền tảng cần thiết khác của một đội bóng lớn. Ancelotti đến và đích thân làm những việc đó.

PSG thậm chí còn không có một nhà hàng. Các cầu thủ chỉ đến sân tập 30 phút trước giờ quy định và lập tức ra về ngay sau khi buổi tập kết thúc.

Tôi phải gặp Ban lãnh đạo, nói cho họ hiểu và đề xuất một cách tổ chức lại hệ thống để mọi thứ đi vào quy củ như ở những CLB lớn khác. Các cầu thủ của Paris cũng phải hiểu điều mà tôi đã cố giải thích cho các cầu thủ ở Milan hiểu: đó là họ đang chơi cho một CLB tuyệt vời. Và tôi phải thực hiện toàn bộ quá trình này thật chậm, thật chậm, thật nhẹ nhàng, thật nhẹ nhàng.

Tôi nói với các cầu thủ những gì mà chúng tôi phải làm, từng ngày một. Và dù rất chậm, văn hóa của CLB đang dần tốt lên. PSG rốt cục cũng bố trí được một nhà hàng nhỏ ngay trong khuôn viên sân tập để cầu thủ có thể cùng ăn sáng và ăn trưa với nhau, trò chuyện kết thân trước khi vào buổi tập. Điều ấy tốt cho tinh thần toàn đội. Đấy là những thứ giúp họ muốn ở lại CLB lâu hơn.

Dù PSG đứng đầu Ligue 1 khi tôi đến, chúng tôi chỉ có thể kết thúc mùa giải ấy với vị trí Á quân. Thông thường, một HLV rơi vào tình cảnh ấy sẽ bị sa thải. Nhưng tôi vẫn được giữ lại và rất cảm kích Ban lãnh đạo vì điều này. Họ rất tin vào chiến dịch của mình và hiểu là mọi thứ đều cần thời gian. Thế là chúng tôi mua thêm cầu thủ vào mùa hè, xây dựng một đội hình đủ mạnh để vô địch và nếu được thì vào đến tứ kết Champions League. Mọi thứ đều được lên kế hoạch theo trình tự.

Và mùa hè đầu tiên của tôi ở Paris, chúng tôi đã mang về Zlatan Ibrahimovic và Thiago Silva. Cả hai đều là những ngôi sao hàng đầu và đều có tinh thần chuyên nghiệp tuyệt vời. Họ lập tức trở thành tấm gương cho những cầu thủ khác.

Với tôi, thỉnh thoảng phải để cho cầu thủ làm thủ lĩnh thay HLV. Và Silva lẫn Zlatan đều làm rất tốt vai trò ấy. Tôi không việc gì phải ngăn tầm ảnh hưởng của họ trong phòng thay quần áo. Thậm chí tôi chiêu mộ vì muốn họ làm việc ấy.

Với một đầu tàu như Ibrahimovic, Ancelotti hun đúc nên ý chí, cá tính và khát khao chiến thắng cho cả tập thể PSG. Ảnh: AFP.

Tôi nói chuyện riêng với Ibrahimovic, và giải thích tình hình của CLB cho cậu ấy hiểu. "Cậu xốc mọi người theo mình nhé," tôi nói. "Cậu có kinh nghiệm, tài năng, cá tính. Và cá tính ấy sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta thời gian tới".

Zlatan có thể không phải là một nhà ngoại giao giỏi, nhưng cậu ta là một nhà vô địch bẩm sinh. Vấn đề duy nhất tôi gặp phải với Zlatan là trên sân tập. Bởi vì ngay cả khi đang tập, cậu ta cũng chẳng chịu thua bất kỳ ai. Zlatan luôn chiến đấu, lúc nào cũng 100%. Cậu ta chỉ có một con đường: hướng lên phía trước. Nếu Zlatan không thích điều gì, cậu ta nói thẳng trước mặt bạn. Với cầu thủ trẻ, đôi khi Zlatan quá hà khắc. Nên tôi khuyên cậu ta nhẹ nhàng một chút, cho bọn trẻ còn thở. Cứ chuyên nghiệp thế, họ sẽ noi theo. Nhưng tinh tế không phải thế mạnh của Zlatan.

Một hôm, trên sân tập, Zlatan cảm thấy các cầu thủ trẻ tập không nhiệt tình. Cuối buổi anh ta gọi một cầu thủ trẻ đến và nói:

- Nhóc con. Mày về ghi vào trong nhật ký thế này: "Hôm nay mình đã được tập với Zlatan". Bởi vì đây có thể là lần cuối cùng mày được tập với tao.

Post a Comment

Top Nhà Cái Cung Cấp Link Vào Nhà Cái Cá Cược Hàng Đầu Tại Việt Nam | Top Nhà Cái Hướng Dẫn Cá Cược Nhanh Chóng Tại Các Nhà Cái Uy Tín

Previous Post Next Post