Topnhacai.com - Trong các đường hướng, giải pháp mang tính chiến lược hay sách lược cho mục tiêu tăng tốc phát triển sau thành công lớn tại Olympic, vấn đề quan trọng bậc nhất chính là việc cần xác định lại về các môn trọng điểm nhóm 1. Nhóm môn này đã được xác lập 6 năm nay, song đó vẫn là một câu chuyện rất dài và rất khó.
Nhọc nhằn qua 6 năm xác lập
Ngay sau thất bại tại ASIAD 2010, ngành thể thao đã tham mưu để Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến 2020, với một điểm nhấn chính là lần đầu tiên xác định 10 môn trọng điểm nhóm 1 gồm: điền kinh, bơi, cử tạ, taekwondo, cầu lông, bóng bàn, vật, boxing nữ, bắn súng và karatedo. Ngoài sự hiện diện đương nhiên của hai môn cơ bản điền kinh và bơi lội, các môn còn lại cũng đều hội đủ những tiêu chí quyết định: sự phù hợp với con người Việt Nam cùng khả năng tranh chấp thành tích quốc tế, đúng với mục tiêu đặt ra là vươn lên tầm châu Á, tấn công vào Olympic.
Sự khác biệt quan trọng nhất của 10 môn trọng điểm đó so với hơn 30 môn khác chính là sức vươn đã sẵn có, mang tính tự thân. Các nhà soạn thảo, và sau đó là dân làm nghề, cũng kỳ vọng từ “gốc rễ” này sẽ có thể tạo ra những thay đổi trước mắt cũng như lâu dài, một cách căn bản về sự nhìn nhận, mức đầu tư, cách thực hiện để mang đến bước đột phá cho từng môn, cũng như nền tảng vững chắc cho cả TTVN.
Taekwondo có cần thiết nằm trong nhóm 10 môn chiến lược của Thể thao Việt Nam.Ảnh: TTXVN
Chỉ có điều, đến giờ qua 6 năm, sự quan tâm đầu tư cho 10 môn hạng nhất kể trên vẫn gần như không có biến chuyển gì đáng kể, từ ngành thể thao nói chung và ở chính từng môn nói riêng. Có chăng, mỗi môn trọng điểm được phân bổ thêm một khoản kinh phí xuất ngoại tập huấn thi đấu, phục vụ cho ÐTQG, đặc biệt là các tuyển thủ xuất sắc. Ðã có sự cải thiện ở nhiều tầm mức, song mới chỉ dừng lại ở "phần ngọn". Nhìn chung, các môn “mũi nhọn” vẫn rất nhọc nhằn trong hoạt động của mình, nhất là kinh phí.
Bó buộc vì đâu?
Nguyên nhân trực tiếp nhất khiến cho ngành thể thao vẫn chưa thể tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá cho 10 môn trọng điểm nhóm 1 chính là kinh phí. Mức kinh phí ngành thể thao được phân bổ hàng năm rất hạn hẹp, nên dù ưu tiên tối đa cho mảng thành tích cao cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thực tế. Trong khi đó, TTVN lại có rất nhiều sự kiện, giải đấu trong và ngoài nước quan trọng thường niên cũng phải tập trung, gắn với cả một hệ thống hơn 40 môn mà môn nào cũng có nhu cầu, nhiệm vụ của mình.
Vì thế, sự đầu tư cho 10 môn trọng điểm nhóm 1 chưa thể có khác biệt, mà chỉ dừng lại ở mức cố gắng ưu tiên cho ĐTQG, với khoảng vài chục nghìn USD so với các môn còn lại. Đơn cử, môn bắn súng mà Xuân Vinh vừa lập kỳ tích trên đỉnh Olympic, năm cao nhất cũng mới chỉ đạt 200.000 nghìn USD. Hay điền kinh, bơi chưa bao giờ nhận được quá 150.000 USD. Như ví von của lãnh đạo ngành, nếu đầu tư cho 10 môn trọng điểm nhóm 1 theo “chuẩn”, tổng kinh phí tập huấn thi đấu quốc tế, cho cả mảng thành tích cao (khoảng trên dưới 2 triệu USD mỗi năm) có khi cũng chưa đủ.
Kinh phí thực sự là thách thức quá lớn, mang tính khách quan, mà cả ngành thể thao cùng các nhà quản lý huấn luyện của các môn trọng điểm nhóm 1 chưa thể vượt qua. Tuy vậy, qua 6 năm nhọc nhằn của nhóm môn đặc biệt cũng bộc lộ phần nào đó những hạn chế về mặt chủ quan. Mục tiêu, lộ trình và giải pháp cho cả nhóm môn và từng môn không hề được xác định rõ.
Trong đó, thay vì bản danh sách ấy phải trở thành một “hệ thống” với sự thống nhất từ nhận thức đến hành động của toàn ngành, thậm chí để cả xã hội biết, đó lại dường như là công việc riêng. Sau khi phê duyệt, bản danh sách tồn tại phần nhiều trên danh nghĩa. Những người làm thể thao của nhiều địa phương hãy còn xa lạ, thậm chí không hề nắm rõ môn nào là môn trọng điểm của TTVN. Trong khi đó, sự phân cấp hãy còn khá nửa vời giữa các môn, nhóm môn, các mục tiêu cũng khiến cho việc chăm lo cho 10 môn trọng điểm nhóm 1 càng trở nên nan giải.
Khi “trọng điểm” bị lệch
Về cơ bản, việc ngành thể thao xác lập 10 môn trọng điểm nhóm 1 để cố gắng đầu tư ở mức cao đã cho thấy tính chính xác, kịp thời , và phát huy hiệu quả. Bắn súng, cử tạ, vật nữ, boxing nữ ở các mức độ khác nhau đều đã thành công trên các đấu trường quốc tế.
Thế nhưng, qua 6 năm, bản danh sách ấy cũng đã bộc lộ những sai lệch so với thực tế, đặc biệt những biến chuyển nhanh chóng của thể thao khu vực và thế giới.
Riêng bóng bàn, dù có bề dày và phong trào hiếm có, phù hợp với tố chất con người, đã sớm cho thấy mình không thể đáp ứng được đòi hỏi của một môn trọng điểm. Khả năng cao nhất của bóng bàn hiện tại, và thậm chí trong nhiều năm tới, chỉ là phấn đấu tranh chấp HCV SEA Games ở một hay hai nội dung, theo kiểu đột xuất.
Taekwondo, môn từng mang về cho TTVN tấm huy chương Olympic và HCV ASIAD lịch sử xứng đáng có mặt trong danh sách ở thời điểm cách đây 6 năm. Tuy nhiên, đến giờ, môn này đã tụt hậu nghiêm trọng, chỉ còn đạt trình độ ở cuối nhóm 2 của thế giới, không giành nổi suất nào tới Olympic.
Trong khi đó, một số môn khác với thành tích, sức vươn và triển vọng của mình lại chứng tỏ sự xứng đáng đóng vai một môn trọng điểm. Điển hình như thể dục dụng cụ, môn từng có HCĐ thế giới, HCĐ ASIAD, liên tục có đại diện chính thức ở Olympic. Hay đấu kiếm, môn đoạt tới 4 suất tới Rio, và trước đó lần đầu đoạt tới 2 huy chương ASIAD.
Một bài toán lớn và khó
Như nhìn nhận của Trưởng đoàn Trần Đức Phấn, TTVN muốn tăng tốc phát triển, trong đó có thành tích, thứ hạng ổn định tại Olympic suy cho cùng phải giải được bài toán đầu tư, gắn với việc xác định, dự báo chính xác những môn trọng điểm để đầu tư trọng điểm một cách mạnh mẽ, quyết liệt.
Có lẽ sau Olympic 2016, danh sách 10 môn trọng điểm nhóm 1 sẽ được ngành thể thao tổng kết, đánh giá lại kỹ lưỡng với những điều chỉnh quan trọng. Một số môn không đáp ứng sẽ phải nhường chỗ cho những môn xứng đáng hơn. Thậm chí, 10 môn trọng điểm ấy sẽ tiếp tục được phân cấp để chọn ra 3 -5 môn “trọng điểm của trọng điểm”, ví như bắn súng, cử tạ, karatedo, cùng điền kinh, bơi lội.
Việc xác lập các môn trọng điểm nhóm 1 cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, điều quyết định vẫn là việc đầu tư như thế nào, với mục tiêu, lộ trình, nguồn lực ra sao để mang tới hiệu quả. Và đó sẽ là một bài toán lớn và khó với TTVN.
Mức đầu tư cho 10 môn trọng điểm (Kinh phí tập huấn thi đấu quốc tế)
- Bắn súng: 180- 200.000 USD/năm
- Điền kinh: 140- 150.000 USD/năm
-Bơi lội: 140- 150.000 USD/năm
- Cử tạ: 120.000 USD/năm
-Taekwondo: 120.000 USD/năm
- Karatedo: 70- 90.000 USD/năm
- Cầu lông: 50- 60.000 USD/năm
-Boxing nữ: 30- 40.000 USD/năm
- Vật nữ: 30-40.000 USD/năm
-Bóng bàn: 40- 50.000 USD/năm. |
Tường Nhi
Thể thao & Văn hóa cuối tuần
Post a Comment
Top Nhà Cái Cung Cấp Link Vào Nhà Cái Cá Cược Hàng Đầu Tại Việt Nam | Top Nhà Cái Hướng Dẫn Cá Cược Nhanh Chóng Tại Các Nhà Cái Uy Tín