Giao hữu Cuba – Mỹ 0-2: Mỹ thắng, Cuba không thua

Topnhacai.com - Lịch sử. Người ta gọi trận đấu này là lịch sử. Nhưng chưa đủ. Vì còn là diệu kỳ, khi người Mỹ - một quốc gia bóng đá non trẻ lại tự cho mình một sứ mệnh là đi truyền giáo bóng đá cho Cuba.

Đó là chuyện diễn ra hôm thứ Sáu (7/10), đội tuyển bóng đá Mỹ và Cuba đã có trận giao hữu trên SVĐ Estadio Pedro Marrero ở thủ đô La Havana. Đây là trận giao hữu đầu tiên giữa hai đội trong gần 60 năm qua, lần gần nhất là vào năm 1947.

Trận cầu, tất nhiên, là bước xoa dịu mối quan hệ giữa hai nước sau nhiều thập kỷ căng thẳng. Đồng thời, nó cũng đánh dấu cột mốc mới cho bóng đá Mỹ cũng như bước ngoặt trong sự phát triển nhanh chóng của văn hóa bóng đá tại Cuba.

Trở lại Cuba

“Với việc vòng loại World Cup đang diễn ra trên toàn thế giới và một số đối thủ tại CONCACAF bận rộn với chiến dịch, chúng tôi đã xem xét nhiều hướng để có thể tận dụng cơ hội này. Xét về thời gian và địa điểm, Cuba là một lựa chọn. Ngay khi được đem ra thảo luận, tất cả đều hào hứng với trận cầu này. Vì thế, chúng tôi bắt đầu quá trình thương thảo để có thể tổ chức trận đấu trên đất Cuba. Và cuối cùng, nó đã thành hiện thực, thật tuyệt vời”, Michael Kammarman, phụ trách truyền thông của ĐT Mỹ, cho biết về lý do giản đơn để hình thành nên trận đấu.

Trận giao hữu này không phải là trận đầu tiên tuyển Mỹ đem quân tới Cuba. Trên thực tế, lần gần nhất họ đối đầu trên hòn đảo có sự tham gia của vài cầu thủ trong đội hình của HLV Juergen Klinsmann hiện tại cách nay tám năm. Đó là Michael Bradley và Sacha Kljestan. Cả hai đều góp mặt trong trận cầu thuộc vòng loại World Cup trên sân Estadio Pedro Marrero ngày 6/9/2008. “Đó là một chuyến đi vui vẻ. Tôi nhớ chúng tôi đã giành chiến thắng 1-0 với pha làm bàn đẹp mắt của Clint Dempsey. Thật tuyệt khi chúng tôi trở lại đây một lần nữa”, Kljestan nhớ lại.


Đội tuyển Mỹ có lần quay trở lại Cuba sau 8 năm

Thời thế đã thay đổi kể từ trận đấu của Kljestan hồi năm 2008. Năm đó, lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ ngăn tất cả những chuyến đi của người Mỹ tới Cuba. Quy định chỉ nới lỏng cho các chuyến đi với mục đích nhân đạo, giáo dục và một số visa theo dạng đặc biệt. Khi lên được hòn đảo, việc tiêu tiền ở đây là bất hợp pháp. Bởi vậy, chỉ có 5 CĐV người Mỹ đến dự khán trận cầu. Sau này, họ trở nên nổi danh trên đất Mỹ và được biết đến với biệt danh “Cuba Cinco”. Nhưng đến tháng 3/2009, Tổng thống Obama đã ban hành quyết định lịch sử, nới lỏng các hạn chế về du lịch và thương mại giữa hai nước. Lần đầu tiên người Mỹ được phép đi du lịch tới Cuba và được tiêu tiền trên quốc đảo. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử, American Outlaws (hội những người ủng hộ tuyển bóng đá Mỹ) lên kế hoạch tới Havana để dự khán một trận cầu.

“Bóng đá ở Cuba không có sự hỗ trợ lớn của các tổ chức giống như bóng chày”, Guillermo Grenier, Giáo sư xã hội học của trường Đại học Quốc tế Florida, nhận định. “Vì vậy có vẻ trận giao hữu sẽ là phương tiện cho mối quan hệ Mỹ-Cuba phát triển, nhiều theo mức mà môn thể thao này có thể làm”.

Bóng đá - tương lai của thể thao Cuba

Ngoài ý nghĩa chính trị, trận đấu giữa đội bóng hàng đầu với đối thủ chỉ là đảo quốc nhỏ nơi bóng chày là phổ biến, còn là cơ hội để phát triển túc cầu giáo ở Cuba.

Trong những năm gần đây, văn hóa bóng đá đang dần tăng cao ở Cuba, đe dọa sự thống trị của bóng chày trong cộng đồng người Cuba trẻ. Thị trấn Zulueta từ lâu được coi là cái nôi của bóng đá Cuba với CLB FC Villa Clara luôn tự hào với bộ sưu tập 13 danh hiệu giành được từ năm 1980. Bây giờ, bóng đá không còn bó hẹp trong phạm vi của Zulueta, Giáo sư Grenier cho biết. “Từ Zulueta có thể cảm thấy rằng bóng đá sẽ là môn thể thao mới cho một kỷ nguyên mới ở quốc gia này”

Một số cầu thủ Cuba hiện đang chơi bóng chuyên nghiệp tại Mỹ, nổi bật trong đó có Ozzie Alonso, ngôi sao đang khoác áo Seattle Sounders FC ở giải MLS. Số khác thử sức ở NASL (Giải bóng đá Bắc Mỹ) hay USL (Giải bóng đá hạng Nhất của Mỹ). Tất cả họ đều phải đào tẩu để theo đuổi cơ hội nghề nghiệp bên ngoài Cuba. Vấn nạn này có thể thấy rõ trong nền bóng chày của Cuba. Cho nên trận giao hữu trong bối cảnh lệnh cấm vận được dỡ bỏ đã đem tới cho nền bóng đá quốc gia này làn gió mới. Nó sẽ cung cấp cái nhìn thoáng qua cho người hâm mộ về sự trao đổi văn hóa được tạo ra bởi các trò chơi toàn cầu.

“Họ xem bóng đá là môn thể thao của tương lai”, ông Grenier nói. “Nó sẽ tạo cơ hội để Cuba hợp tác trong bối cảnh thể thao toàn cầu”.


Bóng đá là môn thể thao tương lai của người Cuba

Về phần các cầu thủ Mỹ, đa số đều chia sẻ ở trung tâm huấn luyện Miami rằng họ mong muốn được khám phá “lãnh thổ chưa hề biết đến” thông qua chuyến đi tới Havana. Vì thế, thực tế ý nghĩa thực sự của trận đấu có thể là bài test năng lực trước khởi đầu khó khăn của họ ở loạt trận cuối cùng vòng loại World Cup tháng 11 tới, nơi họ sẽ chạm trán Mexico và Costa Rica, nhưng kỳ diệu, lịch sử là những ý nghĩa vượt lên trên tất cả. Chuyện phải chơi trên cái sân lổn nhổn mà truyền thông Mỹ miêu tả là không thể tưởng tượng là tuyển Mỹ lại chơi trên một cái sân như thế cũng trở nên vặt vãnh.

Thế trận đấu có ý nghĩa gì với bóng đá Cuba?

“Rõ ràng đây là một trận giao hữu. Nhưng Cuba có những cầu thủ sẽ chiến đấu cho vị trí của họ trong đội hình. Họ không ra sân chỉ để đá bóng cho vui”, tiền đạo Jozy Altidore của tuyển Mỹ chia sẻ trước trận.

Và quả thật, tuyển Cuba cũng có mục tiêu của riêng mình. Đội bóng do HLV Idalberto Raul Mederos dẫn dắt đã chơi đầy quả cảm trước sự chứng kiến của người hâm mộ Cuba mà trong đó phần nhiều là những học sinh tới sân thẳng từ trường học.


Mỹ thắng, Cuba không thua

Họ đá với tuyển Mỹ xếp đội hình chính (báo chí Mỹ cho rằng có 9 người trong số đó nhiều khả năng đá từ đầu với Mexico tới đây) đầy tự tin. Tuyển Mỹ chơi bóng dài để tránh chấn thương trên mặt sân xấu vì thế cũng chỉ thắng được 2-0, một tỉ số vừa đủ để người Cuba vô tư cổ vũ cho cả đội nhà lẫn đối thủ, cứ như thể họ chưa bao giờ có lý do gì để hờn dỗi với Mỹ cả!

Mỹ đá bóng giỏi hơn Cuba thật!

Trong 11 lần gặp nhau trong lịch sử giữa hai đội tuyển, Cuba chỉ duy nhất đánh bại Mỹ một lần với tỷ số 5-2 vào năm 1947 trên sân nhà. Trong 69 năm qua, Cuba chỉ một lần thủ hòa được với Mỹ với tỷ số 1-1 ở trận đấu thuộc khuôn khổ vòng loại World Cup 1950 khu vực CONCACAF. Còn lại, Cuba đều đại bại dưới tay Mỹ.


Cẩm Oanh
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Post a Comment

Top Nhà Cái Cung Cấp Link Vào Nhà Cái Cá Cược Hàng Đầu Tại Việt Nam | Top Nhà Cái Hướng Dẫn Cá Cược Nhanh Chóng Tại Các Nhà Cái Uy Tín

Previous Post Next Post